[Sự thật] Tại sao 45% thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô trong lần đầu tiên?

[Sự thật] Tại sao 45% thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô trong lần đầu tiên?

Trượt lý thuyết là điều khá bình thường với chương trình học lái ô tô tương đối nhiều như hiện nay. Thế nhưng có nhiều thí sinh dù ôn luyện rất kỹ mà bước vào kỳ thi thật vẫn trượt. Con số cụ thể nhất là có đến 45% thí sinh thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô trong lần đầu tiên theo thống kê của Bộ GTVT. Nguyên nhân của việc này do đâu? Khi thi rớt thì được thi lại mấy lần? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngọn nguồn trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao 45% thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô trong lần đầu tiên?

Mỗi kỳ thi sát hạch đều có nhiều người đỗ, cầm được tấm bằng như mong muốn trên tay. Đồng thời cùng kỳ thi đó cũng để lại không ít người trượt với nhiều nuối tiếc và sự hụt hẫng. Nguyên nhân thi rớt này đã được nghiên cứu và phân tích cụ thể với 3 lý do chi tiết như sau đây.

1. Thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô vì bản thân chủ quan

Không chỉ việc thi bằng lái, hầu hết mọi chuyện trong cuộc sống thất bại thường đều có nguyên nhân chủ quan do chính bản thân chúng ta. Thi bằng lái ô tô cũng không ngoại lệ nhưng gọi chủ quan hoàn toàn thì chưa thực sự đủ và chính xác mà phải nói rõ hơn là do người thi học chưa đủ kỹ để đi thi sát hạch.

Giải thích dễ hiểu hơn thì một chương trình học lý thuyết lái xe ô tô B2 hoặc C sẽ kéo dài khoảng 3 đến 3.5 tháng. Trong đó có đến 1 tháng để học lý thuyết theo đúng thời gian quy định và lịch trình khóa học tại các trung tâm. Thế nhưng đa số học viên hiện nay chỉ dành vài ngày cho việc ôn tập trước khi thi.

Chi phí nộp hồ sơ thi bằng lái xe B2 giao động từ 7- 9 triệu tùy vào cơ sở

Một số người chủ quan thật sự, không hoàn toàn nghiêm túc và để tâm vào việc học lý thuyết mà có tư tưởng phụ thuộc nhiều vào mẹo thi chống trượt tràn lan trên mạng. Không chỉ quá trình học không tập trung mà mỗi lần có thắc mắc cũng không trực tiếp trao đổi với giáo viên để được giải đáp và ghi nhớ.

Một số thậm chí chỉ học lý thuyết bằng cách chỉ thi thử trên phần mềm thi lý thuyết lái xe được phát triển trên các thiết bị thông minh hiện nay. Họ cho rằng cứ thi và thi thử như vậy, khi nào thấy mình đạt tỷ lệ tầm 80% đỗ qua các lần thi thì dừng và lầm tưởng bản thân đã đủ “cứng” để tự tin thi sát hạch.

Đây đều là những sai lầm đang tiếp diễn ở đa số người học vì như thế là quá mạo hiểm và hên xui. Trong khi thực tế thì các giáo viên có kinh nghiệm dạy cùng học viên đã thi đậu đi trước đều khuyên rằng, nếu áp dụng theo cách thi thử lý thuyết đó, người học phải chắc chắn bản thân có ít nhất 9/10 lần thi đậu hoặc chỉ sai 1 câu.

Như vậy mới đảm bảo an toàn hơn đồng thời giảm được tỉ lệ thi rớt lý thuyết lái xe ngoài đời thực sẽ giảm đi rõ rệt. Còn việc cam kết thi thử 10/10 đề đậu mà không đảm bảo xác suất 100% các lần random bất ngờ thì vẫn sẽ có khả năng thi rớt ngay từ lần đầu tiên.

2. Thi rớt lý thuyết bằng lái ô tô do chương trình học thay đổi

Có lẽ nhiều bạn chưa tìm hiểu kỹ nên chưa biết nhưng bắt đầu từ năm 2019, việc thi lý thuyết bằng lái xe ô tô đã có sự thay đổi rõ rệt. Sự thay đổi này được bàn bạc, chỉnh lý rồi hoàn thiện và công khai chính thức về nhiều khía cạnh, cũng nhận về cả sự tán đồng và gây ra không ít ý kiến trái chiều.

Thế nhưng nhìn chung, mức độ khó của việc thi lý thuyết sau thay đổi đã khó hơn nhiều so với chương trình cũ từ 2018 trở về trước. Điển hình là việc 600 câu hỏi thi lý thuyết lái xe ô tô được ghép thêm câu hỏi liệt khi thi sát hạch đã trực tiếp “đánh rớt” rất nhiều thí sinh ngay cả khi đã thi lần thứ 2 chứ chưa nói đến lần vấp ngã đầu đời.

Việc học bằng lái xe B2 cũng không mất quá nhiều thời gian

Bởi lẽ với các câu hỏi liệt, thí sinh chỉ cần trả lời sai 1 câu được đưa ra bất ngờ ngẫu nhiên thì bài thi sẽ được trả kết quả không đạt ngay lập tức. Điều này đồng nghĩa với việc rớt ngay không cần xét đến các câu còn lại trong cả đề dù đã trả lời gần hết.

Tuy nhiên, việc thay đổi chương trình thi lý thuyết lái xe là yếu tố mang tính khách quan và được quy định rõ ràng theo luật mới nên chúng ta không thể thay đổi được. Việc cần làm chỉ có thể là sự cố gắng thích nghi bằng cách ôn tập kỹ hơn, học một cách nghiêm túc hơn.

Mỗi thí sinh cần có ý thức thật sự chú trọng với bài thi lý thuyết để dành thời gian cày cuốc tài liệu nhiều hơn. Mục đích là hiểu rõ mọi câu hỏi, đặc biệt tránh các lỗi thường gặp khi làm bài thi lý thuyết. Từ đó hướng đến việc tăng tỷ lệ đạt cho bài thi, tránh bị thi thi rớt lý thuyết các loại bằng một cách đáng tiếc.

Xem thêm: Bật mí 5 mẹo thi lý thuyết B2 đơn giản, dễ nhỡ

3. Thi rớt lý thuyết bằng lái ô tô vì học ở nơi không uy tín

Nói đi cũng cần nói lại, không phải tự nhiên mà việc lựa chọn trung tâm đào tạo lái xe ô tô để đăng ký học luôn được nhắc nhở và nhấn mạnh ưu tiên ở kinh nghiệm của người đi trước. Lý do quan trọng thực ra cũng liên quan không nhỏ đến kết quả học lý thuyết của bản thân học viên.

Nguyên nhân là vì các trung tâm uy tín sẽ đảm bảo được khóa học mở ra linh hoạt theo lịch trình của học viên nhưng vẫn đảm bảo đủ khoảng thời gian theo quy định để học viên không bỏ sót kiến thức. giáo trình chuẩn chỉnh theo Bộ Giao thông vận tải và nhiều tài liệu ôn luyện miễn phí.

Đặc biệt, trung tâm uy tín sẽ sắp xếp đội ngũ giảng viên có chuyên môn, giỏi kỹ năng, thành thạo lý thuyết và dạn dày kinh nghiệm đứng lớp dạy học lái xe ô tô. Họ sẽ có đủ bản lĩnh cùng các bài học về bẫy lý thuyết để truyền đạt kiến thức đến cho học viên, giảm thiểu các trường hợp trượt không đáng có.

Trong khi đó, không phải tất cả trung tâm hiện nay đều đảm bảo uy tín và chất lượng như vậy. Các trung tâm “ma” làm tiền đang tràn lan với nhiều chiêu trò lừa đảo như bao đỗ, bao chống trượt khiến học viên chưa đủ kinh nghiệm bị lừa, đăng ký xong không được học tử tế mà cứ đinh ninh vào việc có trung tâm lo.

Sau đó đến khi thi thật mới ngỡ ngàng ngơ ngác vì phát hiện bản thân không có gì trong tay. Trung tâm lúc đó không hỗ trợ gì vì luật vốn đã khắt khe hơn nhiều, dễ gì “lách” được. Kết quả trả về tất nhiên là trượt luôn lý thuyết trong khi tiền đã đóng. Nếu không có cam kết hợp đồng rõ ràng thì mất tiền, mất cả thời gian mà chẳng được gì.

Bằng lái xe ô tô được thi lại mấy lần lý thuyết?

Trước khi tìm hiểu xem thi trượt lý thuyết bằng lái ô tô được thi lại mấy lần thì bạn cần hiểu rõ rằng: nếu trượt lý thuyết, bản thân bạn sẽ không được tham gia thi thực hành. Và tất nhiên, điều này có nghĩa bạn đã trượt luôn cả tấm bằng lái xe và phải chờ cơ hội thi lại lần sau.

Trong khi đó, việc thi rớt bằng lái xe ô tô rồi thi lại hiện nay khá đơn giản. Cụ thể, đối với lần thi trượt bằng lái ô tô đầu tiên, bạn có thể đăng ký thi lại ngay ca thi sau đó mà không phải ra về. Đây là khi bạn may mắn còn ca sau và đang còn “slot” thi lại còn nếu hợp hết “slot” thì phải chờ sắp xếp.

Nếu như thi lại không đậu, bạn sẽ phải đăng ký thi lại từ đầu bao gồm cả việc thi lý thuyết lẫn thực hành. Đồng thời việc thi lại không phải miễn phí và cũng không đảm bảo bạn sẽ đậu luôn nếu bản thân không vững kiến thức. Và với mỗi lần thi, bạn sẽ phải trả giá bằng tiền thi lại cùng cả thời gian lẫn công sức bỏ ra để học lại, đăng ký thi lại…

Đến đây, chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi “được thi lại lái xe B2 mấy lần?” là không giới hạn số lần thi lại của phần thi lý thuyết vì trượt lý thuyết là trượt luôn kỳ thi bằng lái. Số lần thi lại bằng ô tô hiện nay lại không có giới hạn bao nhiêu lần mà tùy vào người thi.

Tuy nhiên tổng kết lại, bạn sẽ mất đi khá nhiều thứ khi thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô như:

  • Thời gian: Đây là tổn thất đương nhiên vì không đậu thì chờ để phải thi lại, thậm chí có khi không được thi luôn mà phải chờ đợi để trường thi sắp xếp lịch thi khi có đợt. Nhanh thì có thể có 2 tuần/lần thi lý thuyết nhưng thi sát hạch lái xe có khi phải chờ đợi cả tháng.
  • Công sức: Khi không đỗ, bạn vừa phải tốn công đi lại nhiều lần vừa ảnh hưởng đến tâm lý gây mệt mỏi chán nản. Chưa kể lần thi trượt trước còn gây ra ám ảnh cho cả lần thi lại kế tiếp và việc lái xe điều khiển sau này.
  • Túi tiền: Điều này cực kỳ rõ ràng vì bạn sẽ phải mất từ 100.000 đến 500.000 cho mỗi lần thi lại và chi phí khác cho việc đi lại hay làm thủ tục. Cứ lặp đi lặp lại vài lần thì thật sự không đáng.

Nói tóm lại, việc thi lý thuyết lái xe ô tô là hoàn toàn không khó nếu bạn tập trung học, chọn trung tâm uy tín và dành chút thời gian để tìm phương pháp ôn luyện hiệu quả. Mong rằng với bài viết chia sẻ hôm nay, các bạn sẽ rút kinh nghiệm để không rơi vào tình trạng thi rớt lý thuyết bằng lái xe ô tô và phải thi lại.

Bạn nào còn băn khoăn gì khác về bài viết hoặc bất kể vấn đề nào liên quan đến việc học hay thi bằng lái xe ô tô, có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Notice: Undefined variable: user_display_name in /home/zingtruy/thibanglaixe.com.vn/wp-content/plugins/secure-copy-content-protection/public/class-secure-copy-content-protection-public.php on line 1038
Bạn không thể sao chép nội dung của trang này
incon facebookTư Vấn Ngay Qua Facebook